10+ Dấu Hiệu Hỏng Giảm Xóc Ô Tô Cần Sớm Nhận Biết
2025.04.22

Giảm xóc ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống treo, giúp xe vận hành êm ái, ổn định và an toàn trên mọi loại địa hình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, đặc biệt khi thường xuyên di chuyển trên các đoạn đường gồ ghề, dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô có thể xuất hiện mà nhiều chủ xe không nhận ra kịp thời. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô sẽ giúp bạn xử lý kịp thời, tránh hỏng hóc lan rộng và nguy cơ mất an toàn khi vận hành.
Vì sao cần nhận biết sớm dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô?
Giảm xóc ô tô khi hoạt động kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của thân xe, độ bám đường và khả năng kiểm soát khi phanh gấp hoặc vào cua. Không chỉ gây cảm giác lái khó chịu, giảm xóc hư còn làm tăng nguy cơ mất lái, tai nạn và mài mòn nhanh các chi tiết như lốp, cao su chân phuộc, càng treo…
Điều nguy hiểm là dấu hiệu hỏng giảm xóc thường diễn ra chậm và khó nhận ra ngay. Người dùng thường “quen dần” với cảm giác rung lắc hoặc xệ gầm, giảm xóc ô tô cứng dẫn đến chủ quan và phát hiện muộn. . Do đó, kiểm tra định kỳ và nhận biết các dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô là vô cùng quan trọng để đảm bảo xe luôn vận hành tối ưu.
Xe rung lắc mạnh khi đi qua gờ giảm tốc
Đây là một trong những dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô dễ nhận biết nhất trong quá trình sử dụng xe hàng ngày. Khi đi qua gờ giảm tốc, ổ gà nhỏ hoặc mặt đường gồ ghề, hệ thống giảm xóc có nhiệm vụ hấp thụ dao động, giúp thân xe ổn định nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu giảm xóc bị yếu, bạn sẽ cảm nhận được hiện tượng thân xe rung lắc mạnh và dao động kéo dài bất thường, giống như đang “trôi” trên mặt nước. Cảm giác này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát xe
Dấu hiệu nhận biết:
- Sau khi xe đi qua gờ giảm tốc hoặc ổ gà, thân xe tiếp tục dao động nhiều lần, không ổn định lại ngay như bình thường.
- Người ngồi trong xe cảm thấy “bồng bềnh”, lắc nhẹ theo chiều dọc, đặc biệt rõ ở hàng ghế sau.
- Vô lăng không còn đầm chắc, cảm giác thân xe “lỏng lẻo”, kém chính xác khi xe bật nhún.
- Cảm giác này rõ hơn ở các xe gầm cao như SUV, bán tải hoặc xe có hệ thống giảm xóc đã sử dụng lâu năm.
Nghe tiếng cộc cộc, lạch cạch phát ra từ gầm khi xe di chuyển

Phuộc kêu cót két
Âm thanh lạ phát ra từ gầm là một dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô thường gặp. Khi xe vận hành ở tốc độ thấp, qua ổ gà, leo lề hoặc đánh lái, nếu bạn nghe thấy những âm thanh “cộc cộc”, “lạch cạch” phát ra từ khu vực gầm xe, rất có thể giảm xóc đã gặp trục trặc về cơ khí bên trong. Phuộc kêu cót két là một dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, vì tiếng kêu có thể nhỏ hoặc không xuất hiện thường xuyên.
Dấu hiệu nhận biết:
- Tiếng cộc cộc phát ra rõ nhất khi xe di chuyển qua ổ gà, gờ giảm tốc, hoặc đánh lái ở tốc độ chậm.
- Âm thanh thường tập trung ở một vị trí cụ thể, như bánh trước bên trái hoặc bánh sau bên phải – không lan đều toàn thân xe.
- Kèm theo tiếng động, bạn có thể cảm nhận rung nhẹ từ sàn xe hoặc tay lái, nhất là khi đi qua chướng ngại vật.
- Tiếng kêu xuất hiện đều đặn theo nhịp chuyển động nhún hoặc xoắn của xe, có xu hướng to hơn khi xe chở nặng hoặc vào cua gắt.
- Có thể xảy ra ngay cả khi xe đi chậm, nên dễ nhận ra trong điều kiện di chuyển trong phố hoặc khi đỗ xe.
Phuộc chảy dầu hoặc rò rỉ nhớt
Khi giảm xóc hoạt động bình thường, dầu thủy lực bên trong sẽ được giữ kín tuyệt đối bởi hệ thống phốt và ty phuộc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng hoặc do chịu tác động mạnh, phốt có thể bị hư hỏng, khiến phuộc bị xì dầu và để lại vết loang quanh thân phuộc. Đây là dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô nghiêm trọng, cần kiểm tra và thay thế sớm để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành và an toàn tổng thể.
Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất giảm chấn mà còn làm phuộc mất hoàn toàn khả năng kiểm soát dao động, dẫn đến cảm giác xe bị nảy nhiều, rung mạnh và mất ổn định khi di chuyển.
Dấu hiệu nhận biết:
- Quan sát thấy vết dầu ẩm hoặc nhớt đen quanh chân phuộc, khu vực gần bánh xe hoặc dưới gầm xe.
- Bụi đất bám dày bất thường trên thân phuộc, do lớp dầu rỉ ra ngoài giữ bụi lại.
- Khi sờ tay vào phuộc, cảm thấy trơn, dính và có mùi dầu nhẹ.
- Sau khi đi một đoạn đường, nếu lau bằng khăn giấy trắng sẽ thấy vệt dầu sẫm màu bám trên thân phuộc.
- Xe bắt đầu xuất hiện các hiện tượng phụ như nảy nhiều, rung mạnh khi vào ổ gà, hoặc dao động kéo dài sau khi nhún – đặc biệt rõ nếu xe đã vận hành lâu ngày.
Xe bị xệ đuôi hoặc xệ đầu
Một trong những dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô dễ nhận biết bằng mắt thường nhất là gầm xe bị xệ lệch rõ ràng về phía trước hoặc phía sau khi xe đậu ở mặt phẳng. Trường hợp này thường xuất hiện khi một hoặc cả hai giảm xóc ở trục trước hoặc trục sau mất khả năng nâng đỡ đúng tải trọng, khiến thân xe không còn giữ được độ cao tiêu chuẩn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Nhìn ngang từ bên hông xe thấy đầu hoặc đuôi thấp hơn rõ rệt dù không chở tải nặng.
- Khoảng cách giữa lốp và hốc bánh xe không đều giữa trục trước và sau, hoặc giữa hai bên trái/phải.
- Khi chở người hoặc hàng phía sau, đuôi xe chìm xuống rõ rệt, cảm giác nặng nề bất thường.
- Xe dễ cạ gầm khi đi qua đoạn đường gồ ghề, lên xuống dốc hoặc leo vỉa hè – kể cả khi chỉ chở 2 người.
- Quan sát từ phía sau thấy thân xe bị “lún” một bên, tạo dáng xe lệch hoặc không cân đối.
Xe bị nảy nhiều lần sau khi nhún
Đây là một trong những cách kiểm tra dấu hiệu hỏng giảm xóc đơn giản nhất mà ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Khi giảm xóc ô tô hoạt động tốt, thân xe chỉ dao động 1–2 lần sau khi bị nhún và lập tức trở về vị trí cân bằng. Ngược lại, nếu xe tiếp tục nảy tưng tưng 3 lần trở lên, đó là dấu hiệu cho thấy giảm xóc đã yếu, không còn khả năng hấp thụ dao động đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết:
- Khi dùng tay nhấn mạnh xuống đầu hoặc đuôi xe rồi thả ra, thân xe dao động lặp lại nhiều lần, không đứng yên ngay.
- Cảm giác thân xe “trồi sụt” như lò xo tự do, thiếu độ chắc và độ cứng khi nhún.
- Khi xe chạy qua gờ giảm tốc, ổ gà nhỏ hoặc mặt đường gồ ghề, thân xe lắc nhẹ theo chiều thẳng đứng nhiều lần, dễ gây cảm giác mệt hoặc say xe cho người ngồi.
- Người ngồi ở hàng ghế sau dễ cảm nhận sự bật nảy khó chịu, đặc biệt ở tốc độ thấp hoặc khi xe chở tải nhẹ.
- Kính cửa hoặc taplo có thể rung nhẹ theo nhịp dao động của thân xe, nhất là ở xe gầm cao như SUV, bán tải.
Lốp mòn không đều

Lốp mòn không đều
Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nên mọi vấn đề từ hệ thống treo – đặc biệt là dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô – đều có thể biểu hiện rõ qua bề mặt mòn của lốp. Khi giảm xóc không còn kiểm soát được dao động thân xe, lốp sẽ bị mài mòn lệch – một dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô thường xuất hiện trên các xe vận hành lâu năm, hoặc khi hệ thống treo mất cân bằng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Lốp bị mòn mép trong hoặc mép ngoài rõ rệt, trong khi phần giữa vẫn còn khá dày.
- Xuất hiện các mảng lốp mòn loang lổ theo kiểu “gồ sống trâu” – mặt lốp không còn phẳng mà nhấp nhô.
- Quan sát thấy một bên trục xe mòn lốp nhanh hơn bên còn lại, thường rơi vào bánh có giảm xóc yếu.
- Khi sờ tay lên bề mặt lốp sẽ cảm nhận độ sần không đều, có rãnh bị lõm sâu hoặc lồi cao bất thường.
- Dễ phát hiện hơn ở bánh sau hoặc bánh trước không chủ động, đặc biệt trên các xe sử dụng lâu năm không canh chỉnh giảm xóc.
Xe chòng chành khi vào cua

Xe chòng chành khi vào cua
Khi vào cua, hệ thống giảm xóc có nhiệm vụ giữ thân xe cân bằng, giúp bánh xe tiếp xúc đều với mặt đường và duy trì độ bám. Nếu giảm xóc bị yếu, lực quán tính khi xe đánh lái không được triệt tiêu kịp thời, khiến thân xe bị nghiêng nhiều hơn bình thường, gây cảm giác chòng chành, thiếu ổn định đây cũng là 1 dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô.
Dấu hiệu nhận biết:
- Khi đánh lái hoặc vào cua, người lái cảm thấy thân xe nghiêng về một bên rõ rệt, mất cảm giác vững chắc.
- Người ngồi phía sau bị lắc ngang hoặc nghiêng người nhiều, đôi khi mất thăng bằng nếu không cài dây an toàn.
- Xe “trôi nhẹ ra khỏi cua” nếu đánh lái gắt hoặc vào cua ở tốc độ trung bình trở lên.
- Cảm giác vô lăng lỏng tay trong khoảnh khắc vào cua – giống như xe không còn “bám đường”.
- Ở những cung đường đèo hoặc đường vòng gấp, xe khó kiểm soát thân xe, nhất là khi chở nhiều người hoặc hành lý phía sau.
Thân xe nẩy mạnh khi phanh gấp
Trong tình huống phanh gấp, giảm xóc có vai trò rất quan trọng giúp ổn định trọng tâm xe, hạn chế hiện tượng dồn tải đột ngột về phía trước. Khi giảm xóc yếu hoặc mất khả năng kiểm soát dao động, lực phanh sẽ khiến thân xe chúi đầu mạnh và đuôi xe bật lên, gây cảm giác bồng bềnh, mất ổn định – ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Khi đạp phanh đột ngột, đầu xe chúi xuống rõ rệt, cảm giác thân xe “lao về phía trước”.
- Đuôi xe có xu hướng hất nhẹ lên, đặc biệt rõ khi xe chạy tốc độ từ 40–60 km/h trở lên.
- Người ngồi trong xe bị “hất về phía trước” mạnh hơn bình thường, dù không thắng gấp quá mức.
- Vô lăng mất độ đầm, nhẹ hẫng khi đang phanh – cho thấy bánh xe trước không còn bám tốt.
- Xe có thể lệch nhẹ về một bên nếu phuộc một bên yếu hơn bên còn lại, khiến lực phanh phân bổ không đều.
Có cảm giác lái mất lực, thiếu chính xác
Khi giảm xóc hoạt động hiệu quả, mọi dao động từ mặt đường sẽ được kiểm soát tốt, đồng thời phản hồi vừa đủ về vô lăng để người lái cảm nhận được độ bám và sự chính xác khi điều khiển. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô như giảm xóc yếu hoặc thiếu cân bằng, người lái sẽ thấy vô lăng “lỏng lẻo” hơn bình thường, xe thiếu độ ổn định và cảm giác kiểm soát – đặc biệt khi đánh lái hoặc di chuyển ở tốc độ trung bình trở lên.
Dấu hiệu nhận biết:
- Phản hồi vô lăng giảm rõ rệt, cảm giác đánh lái “chơi vơi”, thiếu chắc tay.
- Xe lắc nhẹ theo chiều ngang khi chạy tốc độ trên 50–60 km/h, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng.
- Người lái cần chỉnh tay lái thường xuyên để giữ đúng hướng đi, dù mặt đường phẳng.
- Khi đổi hướng nhanh (chuyển làn, né chướng ngại), thân xe phản ứng chậm hơn so với tay lái.
- Cảm giác không tự tin khi vào cua, như thể bánh xe “không nghe theo” người điều khiển.
Phuộc bị cong ty, móp vỏ
Không giống những dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô như rung lắc hoặc âm thanh bất thường, phuộc bị cong ty hoặc móp vỏ thường chỉ có thể phát hiện được khi kiểm tra bằng mắt thường hoặc khi nâng xe lên để soi gầm. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu rất nghiêm trọng, vì nó cho thấy cấu trúc cơ học của phuộc đã bị biến dạng – ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình giảm chấn, độ ổn định và an toàn khi vận hành.
Dấu hiệu nhận biết:
- Khi kiểm tra dưới gầm xe hoặc trong quá trình thay lốp, thấy ty phuộc không còn thẳng hàng, có xu hướng lệch trục nhẹ.
- Vỏ phuộc bị móp, lõm vào, trầy xước nặng hoặc biến dạng hình trụ, thường do va chạm gầm hoặc đá văng.
- Phần chân phuộc bị rạn hoặc nứt, có dấu hiệu từng bị ép lực mạnh hoặc lắp sai kỹ thuật.
- Có thể đi kèm với hiện tượng một bên xe bị xệ nhẹ, chao đảo hoặc nảy mạnh hơn bên còn lại.
- Phuộc khi nhún phát ra tiếng cạ, tiếng “ken két” hoặc “rít nhẹ” do ty không còn di chuyển thẳng trục trong lòng xi-lanh.
Giảm xóc TEIN – Giải pháp thay thế phuộc ô tô chất lượng cao từ Nhật Bản

Nâng cấp Phuộc TEIN
Khi nhận thấy các dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô và cần thay thế, điều quan trọng là lựa chọn một sản phẩm phù hợp với dòng xe, điều kiện vận hành và phong cách lái của bạn. Không phải loại giảm xóc nào cũng giống nhau – sự khác biệt nằm ở công nghệ bên trong, độ bền và khả năng đáp ứng thực tế.
Thay vì chọn linh kiện trôi nổi hoặc hàng không rõ nguồn gốc, nhiều chủ xe hiện nay có xu hướng ưu tiên các dòng giảm xóc nâng cấp chính hãng, vừa đảm bảo an toàn, vừa cải thiện đáng kể trải nghiệm lái xe.
Nếu bạn đang tìm một dòng phuộc xe hơi chất lượng cao, tin cậy và phù hợp với điều kiện giao thông tại Việt Nam, thì TEIN là lựa chọn đáng cân nhắc hàng đầu.
Thiết kế phù hợp với nhiều dòng xe
Phuộc TEIN có đầy đủ sản phẩm cho:
- Xe sedan cỡ nhỏ, xe hạng trung (Toyota Vios, Mazda3, Honda City…)
- SUV – Crossover phổ thông (Hyundai Tucson, CR-V, Outlander…)
- Xe bán tải, gầm cao chuyên tải (Ford Ranger, Hilux, Triton…)
TEIN cung cấp từ dòng OE replacement (giữ nguyên chiều cao) đến Coilover (nâng/hạ gầm, tùy chỉnh độ cứng) – đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu người dùng.

Công nghệ H.B.S
Công nghệ độc quyền H.B.S (Hydraulic Bump Stopper)
- Giúp triệt tiêu dao động đột ngột khi xe bị nảy mạnh, đặc biệt khi qua ổ gà, gờ cao.
- Tăng độ êm và ổn định thân xe khi chở tải hoặc vào cua gắt
- Bảo vệ khung gầm, lốp và các chi tiết hệ thống treo khỏi lực va đập dội ngược.
Bảo hành điện tử & hệ thống phân phối toàn quốc
- Bảo hành điện tử minh bạch, dễ tra cứu bằng số điện thoại hoặc mã QR.
- Có mặt tại nhiều garage, đại lý chính hãng trên toàn quốc.
- Dễ lắp đặt, thay thế linh kiện, tư vấn kỹ thuật chuẩn xác từ đội ngũ chuyên gia TEIN Việt Nam.
Kết luận
Hệ thống giảm xóc không chỉ đơn thuần là bộ phận giúp xe êm ái, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, kiểm soát thân xe và giữ ổn định khi vận hành. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô không chỉ giúp bạn tránh được những sự cố nguy hiểm mà còn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng về lâu dài.
Nếu bạn cảm nhận xe đang có một trong các biểu hiện đã nêu, đừng chần chừ – hãy kiểm tra ngay hệ thống giảm xóc và lựa chọn sản phẩm thay thế phù hợp. Liên hệ ngay đội ngũ kỹ thuật TEIN Việt Nam hoặc ghé đại lý gần nhất để được hỗ trợ chính xác, tận tâm.
Văn phòng đại diện – Trụ sở chính TEIN Việt Nam:
Địa chỉ: 18 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM
Xem thêm:
Nên Phục Hồi Phuộc Hay Thay Mới? Tư Vấn Chuyên Sâu Từ TEIN Việt Nam